Kết cấu của ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ bao gồm những gì

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một nền kiến trúc được làm trên một sơ đồ mạch lạc. Với phần kết cấu khá phức tạp, được cấu tạo nên từ nhiều cấu kiện khác nhau. Những kết cấu này được liên kết với nhau từ quá trình xàm đóng và đục mộng. Cụ thể phần kết cấu này ra sao, xin mời quý vị cùng xem nội dung bài viết sau.

Video lắp dựng nhà gỗ 3 gian kết hợp nhà ngang cao tầng

Tổng quan về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ cổ truyền là nét kiến trúc xuất hiện từ lâu đời, được phân bố chủ yếu ở làng quê Bắc Bộ. Kiểu nhà này còn được gọi với tên gọi khác là nhà gỗ kẻ truyền. Được thiết kế 1 tầng, với một hướng cửa chính. Ngôi nhà được chia thành nhiều gian, với chức năng khác nhau. Thường sẽ là các gian lẻ như: 3 gian, 5 gian, 7 gian…

Căn nhà được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên, một chất liệu cao cấp. Kết cấu của một căn nhà gỗ được làm từ 3 phần: hệ thống cột, kết cấu mái và các hoa văn chạm khắc. Đây là mẫu nhà gỗ mang tới không gian thư giãn, thoải mái và trong lành cho cuộc sống. Vậy nên đây chính là mẫu nhà lý tưởng mà nhiều người hằng ao ước.

Kết cấu của ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ được xây dựng trên một không gian rất mạch lạc và chuẩn xác đến từng chi tiết. Đối với căn nhà gỗ thời xưa luôn đề cao tính chân thực, giản dị. Kết cấu nhà gỗ truyền thống sẽ bao gồm những phần sau đây.

  • Hệ thống cột

Đối với nhà gỗ cổ truyền hệ thống cột đóng vai trò quan trọng. Mỗi loại cột trong nhà gỗ có những chức năng khác nhau. Các loại cột bao gồm: cột cái, cột hậu, cột con, cột hiên. Theo đó thì cột cái chịu trách nhiệm nâng đỡ chính trong ngôi nhà. Cột con chịu trách nhiệm hỗ trợ cột cái. Cột hiên giúp đỡ mái phần hiên của ngôi nhà gỗ.

Có ý nghĩa quan trọng, được phân chia thành xà trong khung và xà ngoài khung. Tất cả sự liên kết xà đều được tính toán kỹ lưỡng và tạo nên một tổng thể cân đối và vững chắc cho nhà gỗ cổ truyền.

  • Hệ thống kẻ

Kẻ của nhà gỗ bao gồm kẻ hiên, kẻ truyền và kẻ lợn. Từng loại kẻ lại có chức năng khác nhau, nối các cột hiên với cột con và cột cái.

  • Con rường

Chính là phần bộ phận gối nâng đỡ mái nhà, dạng dầm gỗ hộp. Với tác dụng đỡ mái hoành và được xếp chồng lên nhau. Chiều dài của con rường được thu ngắn lại càng về sau.

  • Rường cụt

Có vị trí nằm giữa cột cái và cột hậu. Được đặt chồng lên xà nách và làm nhiệm vụ đỡ phần hoành. Cùng giống như con rường thì càng lên cao bộ phận này càng ngắn lại.

  • Con lợn

Là một cái tên dân gian hết sức quen thuộc và giản dị với cuộc sống của người dân. Bên dưới nó sẽ là ván được chạm trổ nhiều hoa văn tinh tế.

>Xem thêm: Top các mẫu nhà thờ nhỏ đẹp mà nhiều người ao ước

  • Kết cấu mái

Hoành là dầm chính có tác dụng đỡ phần mái, được đặt vuông góc với khung nhà gỗ cổ truyền.

Rui là dầm phụ được thiết kế theo chiều dốc của mái và đặt lên hoành.

Gạch màn được đúc và nung bằng đất , với vai trò là tạo độ phẳng cho mái nhà và đỡ ngói. Với tác dụng là chống thấm dột và đỡ ngói cho mái nhà.

Ngói mũi là một trong những đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ. Được chế tác từ đất nung và được đặt trên các lớp gạch màn. Tạo cho ngôi nhà một nét rêu phong cổ kính.

Hình ảnh về kết cấu của một ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Phần khung của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Phần khung của nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ

Bên trong ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ khi xây dựng hoàn thành

Bên trong ngôi nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ khi xây dựng hoàn thành

Hiên của nhà gỗ cổ truyền

Hiên của nhà gỗ cổ truyền

Con rường của nhà gỗ cổ truyền

Con rường của nhà gỗ cổ truyền

Con lợn của nhà gỗ cổ truyền

Con lợn của nhà gỗ cổ truyền

Liên hệ đơn vị chuyên thi công và thiết kế nhà gỗ cổ truyền

Nhà gỗ Phúc Lộc là cơ sở uy tín và chất lượng trong lĩnh vực nhà gỗ cổ truyền. Các công trình đơn vị chúng tôi thi công có độ phủ sóng trên nhiều tỉnh thành cả nước như: nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, nhà gỗ sân vườn, nhà thờ họ dòng tộc, từ đường tư gia, đình chùa, miếu phủ…

Sở hữu hệ thống xưởng rộng, với nhiều trang thiết bị máy móc. Đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công trình nhà gỗ. Hệ thống bao gồm 1 xưởng chuyên lọc gỗ và pha chế gỗ chuyển đi 3 xưởng thi công. Nhờ vậy mà những công trình được ra đời với chất lượng tốt nhất.

Thợ Chàng Sơn được đánh giá là có tay nghề, chất lượng. Đây là người làm nên những công trình nổi tiếng như: Văn Miếu Quốc Tử Giám, 18 vị La Hán chùa Tây Phương, công trình thủy đình của Bảo tàng Bảo tàng dân tộc Học.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Xem thêm các video thú vị về nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ 

>Xem thêm các dự án thiết kế nhà gỗ cổ truyền 

 

Bạn có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng điền vào bảng dưới đây






    Năng lực nhà gỗ Phúc Lộc: