Hiên nhà cổ 5 gian Bắc Bộ vốn là một phần của căn nhà cũng là một phần trong kỷ niệm của bao nhiêu người. Bởi hiên nhà xưa vốn là không gian sinh hoạt của gia đình với các hoạt động từ làm việc đến ăn uống, nghỉ ngơi tại đây. Cùng đến với bài viết dưới đây để chúng ta có thể hiểu một cách trọn vẹn về ý nghĩa hiên nhà cổ.
Kẻ hiên nhà gỗ kẻ truyền
Để vào được bên trong căn nhà gỗ cổ truyền cần phải bước lên bậc tam cấp, đi qua hiên, sau đó mới bước vào không gian bên trong. Đối với những căn nhà Bắc Bộ cổ truyền thông thường được làm với 1 hiên. Tuy nhiên cũng có nhiều kiểu kiến trúc như nhà 5 gian 4 mái hiên chạy xung quanh thì phần hiên sẽ bao quanh căn nhà.
Với căn nhà 5 gian thông hiên, hiên nhà sẽ chạy dài 5 gian. Còn với căn nhà 5 gian 2 buồng gói, hiên nhà sẽ được thiết kế tại 3 gian chính giữa.
Hiên nhà cổ 5 gian Bắc Bộ có rất nhiều ý nghĩa đối với người Việt. Không chỉ đơn thuần về mặt công năng, hiên còn có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ và văn hóa.
Trước khi bước vào nhà, mọi người sẽ phải bước qua khu vực hiên nhà gỗ cổ truyền. Khu vực hiên này chính là vùng không gian đệm ngăn cách giữa bên ngoài và bên trong nhà. Hiên giúp điều hòa nhiệt độ. Tránh cho việc khi bước từ bên trong ra bên ngoài nhà bị thay đổi đột ngột về nhiệt độ. Trước hiên là khu vực sân nhà. Bước qua hiên, chúng ta sẽ bước vào khu vực bên trong nhà gỗ.
Khi có hiên sẽ hạn chế được tình trạng mưa và nắng hắt trực tiếp vào bên trong nhà. Điều này có ý nghĩa trong việc bảo vệ các cấu kiện, chủ yếu là bằng gỗ trong căn nhà cổ 5 gian Bắc Bộ. Giúp cho các cấu kiện nhà có độ bền cao, thời gian sử dụng lâu dài.
Trong khu vực hiên, những căn nhà cổ 5 gian Bắc Bộ sẽ tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể giữa các thành viên trong gia đình và giữa khách với chủ nhà. Mọi người có thể ngồi tại khu vực này để ăn uống. Nhiều nhà còn cho làm những mẫu bàn uống nước tại khu vực này. Hay mắc võng ra hiên để nghỉ ngơi. Không gian hiên còn là nơi các bà, các mẹ ngồi đan lát, thêu thùa, may dệt….
Với nhiều người, khu vực hiên trong những căn nhà cổ 5 gian đã trở thành không gian của kỷ niệm. Bởi biết bao nhiêu những sinh hoạt đời thường, thân thuộc được tổ chức tại đây.
Một điểm rất đặc biệt trong phần hiên nhà cổ đó chính là mang đến vẻ đẹp cho căn nhà. Khu vực hiên này được làm rất đẹp mắt với những hoa văn được đục chạm đặc sắc trên cấu kiện như:
Trên kẻ hiên thường đục chạm hoa văn tứ quý (tùng – trúc – cúc – mai), hoa văn cầm – kỳ – thi – họa, lá lật hóa rồng, quả lựu, bông sen. Trên bẩy cò thường đục chạm cá chép, hoa cúc, sen rùa…. Tại chồng rường là mẫu hoa văn lá lật khắc họa mềm mại, uyển chuyển. Cửa bức bàn quen thuộc với hình ảnh pano đặc trên đục ngũ phúc lâm môn, dưới đục tứ quý…. Những cấu kiện với các nét hoa văn chạm khắc nghệ thuật đã đem lại cho không gian ấn tượng thẩm mỹ đặc biệt.
Khu vực hiên còn là nơi gia đình thể hiện những mong ước về con người, cuộc sống. Những mẫu hoa văn chạm khắc trên cấu kiện không chỉ có ý nghĩa về mặt trang trí mà nó còn có ý nghĩa về mặt văn hóa, tinh thần. Đây đều là những mong ước của gia đình về cuộc sống.
Điển hình như mẫu hoa văn tứ quý là mong ước của gia chủ về một cuộc sống sung túc, đủ đầy quanh năm. Hoa văn lát lật thể hiện cho khát khao vươn lên những điều tốt đẹp. Mẫu hoa văn ngũ phúc lâm môn thể hiện mong muốn gia đình có thể hưởng được 5 phúc phần trong cuộc đời con người đó là phú – quý – thọ – khang – ninh.
Có thể thấy, hiên nhà cổ 5 gian Bắc Bộ không chỉ chứa những công năng thông thường. Nó còn là một không gian lưu giữ trong đó nhiều nét đẹp trong văn hóa, truyền thống người Việt.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp