Tìm hiểu những điều thú vị về nhà cổ Bắc Bộ có thể bạn chưa biết

Nhà cổ Bắc Bộ lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc. Mỗi chi tiết trong ngôi nhà, từ kiến trúc tổng thể đến từng đường nét chạm khắc đều mang đậm dấu ấn của thời gian và văn hóa. Bài viết này sẽ đưa bạn khám phá những điều thú vị về nhà cổ Bắc Bộ, từ ý nghĩa, cấu trúc độc đáo đến những đặc điểm nổi bật gắn liền với ngôi nhà.

Video nhà gỗ lim 3 gian có vách thuận đục tranh tứ quý

Nhà cổ Bắc Bộ là gì? 

Nhà cổ Bắc Bộ thường được xây ở vùng quê Bắc Bộ và còn được gọi với cái tên khác là nhà gỗ kẻ truyền. Nhà cổ Bắc Bộ thường có 1 tầng và một cửa chính hướng ra ngoài. Nhà được chia thành gian lẻ, thường là 3, 5 hoặc 7 gian.

Nhà cổ truyền Bắc Bộ được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên

Nhà cổ truyền Bắc Bộ được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên

Nhà gỗ kẻ truyền Bắc bộ được làm chủ yếu từ gỗ tự nhiên kết hợp với các chất liệu quen thuộc của làng quê Việt như: gạch, đá ong. Cấu trúc gồm hệ thống cột, mái và các hoa văn chạm khắc. Những căn nhà này mang lại không gian thoải mái và giá trị tâm linh sâu sắc.

Ý nghĩa của nhà cổ Bắc Bộ 

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ không chỉ là nơi che mưa, chắn nắng mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa, tâm linh và giá trị truyền thống của người Việt Nam:

  • Về mặt văn hóa: Nhà gỗ cổ Bắc Bộ là không gian để lưu giữ những giá trị mà cha ông ta để lại từ ngàn đời nay. Từng đường nét kiến trúc, từng hoa văn chạm khắc đều minh chứng cho sự sáng tạo và tinh hoa nghệ thuật của người Việt Nam.
  • Về mặt tâm linh: Ngoài là nơi sinh hoạt cho gia đình thì nhà cổ Bắc Bộ còn là nơi thờ cúng tổ tiên, nhằm thể hiện lòng hiếu thảo và ghi nhớ công ơn đối với ông bà tổ tiên. Kiến trúc nhà gỗ được thiết kế theo nguyên tắc phong thủy, nhằm mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe cho gia chủ.
Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ mang nhiều ý nghĩa sâu sắc về văn hóa

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một trong những biểu tượng tiêu biểu của văn hóa Việt Nam, thể hiện bản sắc dân tộc và giá trị truyền thống lâu đời. Đồng thời, đây còn là nơi lưu giữ ký ức tuổi thơ, là nơi sum vầy của gia đình trong những dịp lễ, Tết.

Đặc điểm về cấu trúc của nhà cổ Bắc Bộ 

Với vẻ đẹp cổ kính, rêu phong và mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống, nhà cổ Bắc Bộ từ lâu đã trở thành biểu tượng cho kiến trúc dân gian Việt Nam. Sau đây là những đặc điểm nổi bật về cấu trúc của nhà cổ Bắc Bộ:

Đặc điểm của cột nhà

Trong kiến trúc nhà cổ, cột nhà đóng vai trò quan trọng vì nó đảm nhận việc nâng đỡ toàn bộ cấu trúc. Vì vậy, các loại gỗ dùng để làm cột nhà cần có chất lượng cao. Hình dạng của cột thường là tròn, tuỳ thuộc vào phong cách kiến trúc của ngôi nhà.

Cột nhà được làm từ gỗ có chất lượng cao

Cột nhà được làm từ gỗ có chất lượng cao

Mỗi cột nhà sẽ có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Cột cái chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà. Cột con sẽ hỗ trợ cột cái trong việc nâng đỡ mái nhà và phân tán lực. Còn cột hậu giúp chống đỡ mái hiên và tạo sự cân bằng cho kết cấu nhà gỗ. Cuối cùng là cột hiên có nhiệm vụ hỗ trợ mái hiên và tạo không gian che chắn cho phần hiên.

Đặc điểm của mái nhà

Trong kiến trúc của nhà cổ Bắc Bộ, mái được thiết kế với mái rộng và có độ dốc vừa phải. Mái được dựng lên từ hoành, rui, mè, gạch màn và ngói mũi. Kết hợp với các cấu kiện khác như: thượng lương, câu đầu … Tất cả tạo nên một ngôi nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ, với hệ thống mái vững chắc và đẹp.

Mái nhà có độ dốc vừa phải

Mái nhà có độ dốc vừa phải

Đặc điểm của hoa văn chạm khắc

Hoa văn chạm khắc trên nhà gỗ cổ Bắc Bộ được thực hiện bằng thủ công một cách tỉ mỉ và tinh tế từ những người thợ mộc tài hoa. Mỗi hoa văn chạm khắc trên nhà gỗ cổ Bắc Bộ đều mang ý nghĩa sâu sắc, ý nghĩa tâm linh, văn hóa và ước mong của gia chủ.

Hoa văn chạm khắc tỉ mỉ và tinh tế

Hoa văn chạm khắc tỉ mỉ và tinh tế

Các hoa văn trong kiến trúc nhà cổ Bắc Bộ thường sử dụng các họa tiết như:tứ quý, tứ linh, hoa sen, mai điểu, hoa lá lật…. Mỗi họa tiết đều mang một ý nghĩa riêng, nhưng đều thể hiện mong ước về sự thịnh vượng, sức khỏe và may mắn.

Đặc điểm về cách bố trí nội thất nhà cổ Bắc Bộ 

Cách bố trí nội thất trong nhà gỗ cổ Bắc Bộ không chỉ thể hiện tính khoa học, phong thủy mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa, tâm linh của người Việt. Trong nội thất các ngôi nhà gỗ 3 gian, 5 gian được bày trí nội thất cụ thể như sau.

Gian trung tâm

Gian giữa là nơi quan trọng nhất trong nhà cổ Bắc Bộ, thường được đặt ở vị trí trung tâm, có diện tích lớn hơn hai gian bên. Đây là không gian dành cho việc thờ cúng tổ tiên. Tại đây sẽ được đặt các đồ thờ: án gian, sập thờ, hoành phi câu đối, y môn, cửa võng, đỉnh đồng, lư hương,… Nhưng cần được sắp xếp một cách cân đối, hài hòa để tạo điểm nhấn cho không gian.

Gian giữa dành cho việc thờ cúng tổ tiên 

Gian giữa dành cho việc thờ cúng tổ tiên

Hai gian cạnh gian thờ nhà cổ Bắc Bộ 

Hai gian bên sẽ có diện tích nhỏ hơn gian giữa. 2 gian này sẽ được sử dụng làm nơi tiếp khách và nghỉ ngơi của gia đình. Khu vực tiếp khách sẽ bố trí một bộ trường kỷ và tủ chè. Nơi nghỉ ngơi sẽ bày sập kê sát vào góc tường để cho mọi người ngồi thư giãn hoặc nằm ngủ nghỉ. 

Hai gian bên làm nơi tiếp khách và nghỉ ngơi

Hai gian bên làm nơi tiếp khách và nghỉ ngơi

Hai gian chái ngoài cùng 

Hai chái ngoài cùng thường được sử dụng làm nơi ngủ nghỉ hoặc cất trữ đồ đạc. Do đó nội thất thường đơn giản và mộc mạc như: Giường ngủ, tủ quần áo, bàn ghế, giá sách… Đối với nhà 5 gian, 2 chái sẽ được tách biệt với 3 gian chính bằng các vách gỗ ốp đố vỏ măng hoặc được trang trí bằng tranh điển tích. Bên trong cũng chứa những đồ nội thất cơ bản như: giường, tủ… Thường có một cửa sổ hình chữ Thọ hoặc hình vuông đơn giản nhìn ra sân.

Nội thất thường gỗ đơn giản nhưng sang trọng

Nội thất thường gỗ đơn giản nhưng sang trọng

Những ngôi nhà cổ Bắc Bộ có kiến trúc độc đáo, đây không chỉ đơn thuần là nơi ở, mà còn là nơi gắn kết các thành viên trong gia đình với nhau. Nếu quý vị đang quan tâm đến việc thi công một ngôi nhà gỗ và muốn tìm hiểu thông tin chi tiết hơn, hãy liên hệ với Nhà gỗ Phúc Lộc. Chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết để giúp quý vị làm nhà đẹp, hợp phong thủy và đúng sở thích.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Hotline 1: 0973.812.666

Hotline 2: 0936.247.222

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo những video hay về nhà gỗ cổ truyền

>Tham khảo những dự án thi công nhà gỗ 

 

Bạn có nhu cầu cần tư vấn xin vui lòng điền vào bảng dưới đây






    Năng lực nhà gỗ Phúc Lộc: