Ngôi nhà cổ Bắc Bộ được làm theo nguyên tắc lắp ráp các cấu kiện lại với nhau tạo thành một bộ khung hoàn chỉnh, kiên cố và vô cùng độc đáo. Vậy quý vị đã biết hết những cấu kiện nhà gỗ bao gồm những gì hay chưa? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay để biết thêm về sự độc đáo của ngôi nhà gỗ cổ truyền này.
Video lắp dựng nhà gỗ 3 gian kết hợp nhà ngang cao tầng
Những ngôi nhà gỗ cổ Bắc Bộ được làm theo phương pháp lắp dựng. Lắp ráp các cấu kiện lại với nhau. Các cấu kiện trong ngôi nhà gỗ sẽ có từng nhiệm vụ riêng, khi liên kết chúng lại đảm bảo có được một bộ khung vững chãi. Tuổi thọ của những căn nhà gỗ rất cao, một phần do kết cấu có tính bền vững của hệ thống cấu kiện này.
Hệ thống cấu kiện của ngôi nhà cổ Bắc Bộ rất đa dạng như: hệ thống cột, hệ thống xà, hệ thống kẻ, hệ thống con rường, các cấu kiện mái nhà,… Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ về những cấu kiện quan trọng của nhà gỗ cổ.
Hệ thống cột nhà gỗ chính là nền tảng của căn nhà gỗ cổ truyền. Cột bao giờ cũng là cấu kiện được lắp dựng đầu tiên trong căn nhà. Hệ thống cột có chức năng chịu lực nén của cả khối công trình.
Trong nhà gỗ có 4 loại cột chủ đạo như sau:
Cột cái: Cột gỗ sẽ được bố trí thành 1 hoặc 2 hàng ở trung tâm không gian nhà gỗ. Nhiều ngôi nhà thường làm 1 hàng cột cái chủ đạo và 1 hàng cột cái trốn. Cột cái là cột có chiều dài lớn nhất và đường kính to nhất trong bốn loại cột của nhà gỗ cổ Bắc Bộ.
Cột con: Cột con sẽ được bố trí xung quanh hàng cột cái, có vị trí phía trước và phía sau hàng cột cái trong ngôi nhà cổ Bắc Bộ. Theo đó, chiều cao và đường kính của hàng cột cái sẽ được làm thấp và nhỏ hơn cột cái.
Cột hiên: Bố trí đằng trước cột con sẽ là một hàng cột hiên. Cột hiên có tác dụng đỡ lấy phần mái của căn nhà. Theo thứ tự giảm dần chiều cao của căn nhà thì cột hiên sẽ là cột có chiều cao ngắn hơn cột con và cột cái. Đường kính của cột của nhỏ hơn hai loại cột trên.
Cột hậu: Cột hậu sẽ bố trí tại vị trí sau cùng của các hàng cột trong ngôi nhà gỗ Bắc Bộ. Đường kính của cột hậu sẽ được làm bằng với đường kính của hàng cột hiên.
>>Xem thêm: Top các mẫu hoa văn nhà gỗ cổ phổ biến trên nếp nhà cổ truyền
Cột sẽ là cấu kiện chịu lực nén, còn xà sẽ là cấu kiện chịu lực kéo trong căn nhà gỗ cổ truyền. Hệ thống xà có tác dụng liên kết các cột với nhau giằng chắc cùng với nhau. Có những loại xà cơ bản sau trong ngôi nhà gỗ cổ truyền như:
Xà thượng: Xà liên kết các đỉnh cột cái lại với nhau sẽ được gọi là xà thường. Vị trí đặt của xà thượng sẽ nằm song song với chiều dài của căn nhà.
Xà hạ: Xà hạ sẽ nằm dưới xà thượng có tác dụng liên kết phần dưới các đỉnh cột lại với nhau. Cũng giống như xà thượng, xà hạ sẽ làm song song với chiều dài của căn nhà.
Xà tử thượng: Hệ thống xà tử thưởng sẽ liên kết các cột con của căn nhà cổ Bắc Bộ lại với nhau.
Xà ngưỡng: Xà ngưỡng sẽ có chức năng nói các cột con ở vị trí ngưỡng cửa lại với nhau. Nó giúp cho hệ thống cửa bức bàn được kiên cố và không bị xô lệch
Xà hiên: Tên gọi của loại xà này đã thể hiện chức năng của chúng. Nó có tác dụng liên kết các cột hiên lại với nhau tạo thành một hệ thống kiên cố.
Thượng lương: Đây cũng là một loại xà và được đặt tại vị trí đỉnh của mái nhà cổ Bắc Bộ.
Những ngôi nhà gỗ cổ Bắc Bộ còn có một tên gọi khác là nhà kẻ truyền Bắc Bộ. Chính bởi hệ thống kẻ độc đáo của căn nhà này. Hệ thống kẻ sẽ truyền với nhau từ nóc đến hiên. Sau đây là những loại kẻ tiêu biểu trong ngôi nhà gỗ
Kẻ hiên: Nằm tại vị trí ở khu vực hiên nhà gỗ cổ truyền kẻ có chức năng nối các cột con và cột hiên lại với nhau. Kẻ hiên sẽ được làm với hình cong, uốn lượn mềm mại tạo nét thanh thoát cho khu vực hiên nhà gỗ.
Kẻ ngôi: Nối các cột con trong bộ vì nhà gỗ chính là chức năng chủ đạo của kẻ ngôi. Vị trí của kẻ ngôi sẽ ở trên quá giang.
Kẻ lợn: Kẻ lợn không được chạm hoa văn, là loại kẻ có kích thước ngắn nhất trong ba loại kẻ chính của ngôi nhà cổ Bắc Bộ.
Hệ thống rường sẽ có nhiều loại với nhiều chức năng khác nhau điển hình như:
Chồng rường: Chồng rường thường thấy tại khu vực vì đốc hiên và nằm chồng lên câu đầu. Chồng rường có tác dụng gối và đỡ mái. Hệ thống chồng rường bao gồm nhiều đoạn xếp lên nhau và có kích thước ngắn dần khi gần mái.
Rường bụng lợn: Rường bụng lợn sẽ lắp tại vị trí trên cùng của ngôi nhà có nhiệm vụ đỡ lấy xà nóc (thượng lương). Và nằm giữa hai trụ trốn (ván lá đề).
Rường cụt: Rường cụt nằm ở vì nách nằm chồng lên trên xà nách và có nhiệm vụ đỡ lấy hoành. Rường cụt cùng được nằm chồng lên nhau và ngắn dần khi càng gần với mái.
Cấu kiện mái là một phần không thể thiếu trong căn nhà cổ Bắc Bộ bao gồm những phần như sau:
Hoành: Hoành nằm dọc so với chiều dài của nhà gỗ. Hoành có tác dụng chính là đỡ phần mái của căn nhà.
Rui: Rui sẽ nằm vuông góc với hoành, đặt dọc theo chiều dốc của phần mái nhà cổ Bắc Bộ. Rui nằm trên và gối lên hoành.
Mè: Nằm vuông góc với rui sẽ là mè. Theo đó, mè sẽ nằm song song với hoành và được gối lên rui.
Gạch màn: Trước khi lợp ngói người ta sẽ lớp một phần gạch màn lên trước. Gạch màn có tác dụng chống nóng giữ cho căn nhà luôn mát mẻ.
Ngói: Nhà cổ Bắc Bộ luôn được lợp ngói với 2 loại phổ biến là ngói ta công nghiệp và ngói ta truyền thống. Thường thì gia chủ yêu thích loại ngói ta truyền thống hơn.
Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta đã tìm hiểu về các cấu kiện quan trọng trong ngôi nhà cổ Bắc Bộ. Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp quý vị hiểu thêm về kết cấu của ngôi nhà và yêu thêm lối làm nhà cổ truyền này.
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp